CHÀO MỪNG CÁC BẠN THAM GIA DIỄN ĐÀN KẾT NỐI BẠN BÈ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyWed Feb 29, 2012 2:02 pm by tuquynh

» SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyWed Feb 29, 2012 1:47 pm by tuquynh

» Tuuyển tập đề thi giữa kỳ môn Cấu trúc rời rạc
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyWed Nov 02, 2011 5:37 pm by minhson.uit

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyTue Oct 04, 2011 4:29 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyTue Oct 04, 2011 4:08 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyWed Aug 31, 2011 1:23 pm by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyThu May 26, 2011 8:45 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp luyện thi N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyThu May 26, 2011 8:44 pm by tuquynh

» TỔNG KHAI GIẢNG CÁC LỚP NHẬT NGỮ TẠI TOP GLOBIS
Võ thuật vùng Thất Sơn EmptyFri Feb 18, 2011 10:13 am by tuquynh

Affiliates
free forum


Võ thuật vùng Thất Sơn

Go down

Võ thuật vùng Thất Sơn Empty Võ thuật vùng Thất Sơn

Bài gửi by Admin Wed May 26, 2010 11:13 am

CÁC VÕ PHÁI THẤT SƠN TỪ HUYỀN THOẠI ĐẾN THỰC TẾ:

Thất Sơn (Bảy núi) thuộc tỉnh An Giang, là vùng đất sát biên giới Việt Nam và Campuchia với 7 ngọn núi mọc lên sừng sững giữa đồng bằng bao la và trù phú, đó chẳng phải là chốn non thanh thủy tú song lại là nơi ẩn dấu biết bao câu chuyện mang màu sắc thần bí, hư thực khó phân định cùng những nhân vật gắn liền với chúng. Nơi đây cũng là nơi có nhiều võ phái có tăm tiếng trong làng võ thuật dân tộc.

Nguồn gốc võ thuật chốn Thất Sơn:

Các nhân vật từ xa xưa của vùng Thất Sơn đượm màu huyền bí, tưởng như hư ảo, nhưng những gì chung quanh họ, trong đó có võ thuật là có thật. Có thể đã xa lắm, nhưng chỉ lấy mốc lịch sử kể từ khi Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn truy đuổi, đã có lúc chọn Thất Sơn làm nơi nương náu. Tương truyền, trong số các thủ hạ của Nguyễn Ánh lúc ấy có một tay tướng quân võ công rất cao cường được gọi với biệt danh là Tiểu Võ Tòng, còn tên thật là Huỳnh Nhật. Chính vị tướng này lúc đó đảm nhiệm vị trí thống lãnh vệ quân, ngày đêm canh gác bảo vệ sự an nguy cho Nguyễn Ánh.
Khi Nguyễn Ánh rút khỏi ngọn Cấm Sơn ( một trong 7 ngọn của dãy Thất Sơn) chạy về Hà Tiên rồi ra Phú Quốc và sau cùng là chạy sang đất Xiêm, thì Huỳnh Nhật lại bị kẹt lại ở Thất Sơn với toán quân hơn 10 người. Để che mắt mọi người , họ đã cải trang thành dân bản địa và rút lên gần đỉnh Cấm Sơn, cư trú lâu dài ở một nơi mà sau này người ta gọi là Vồ Chư Thần. Huỳnh Nhật vốn là người gốc Bình Định, nên công phu võ nghệ của ông xuất phát từ vùng đất võ này. Khi theo cha mình ra Phú Xuân rồi vào Gia Định theo Nguyễn Ánh, Huỳnh Nhật đã đem sở học của mình huấn luyện cho đội quân phò tá Nguyễn Ánh và chính ông cũng đã nhiều lần cứu vị vua tương lai nhà Nguyễn thoát khỏi sự truy gắt của binh tướng nhà Tây Sơn.
Tuy mai danh ẩn tích trên núi Cấm, nhưng ông và thuộc hạ không ngừng tập luyện võ nghệ dể mong một ngày gặp lại vương chủ. Do bị liên lạc cắt đứt nên phải hơn 5 năm sau, Huỳnh Nhật vẫn sống như thế trên núi Cấm, chẳng còn hy vọng được tái hợp với Nguyễn Ánh và nhóm người này trong lốt những nhà tu hành đã lập nên một ngôi chùa nhỏ trên đỉnh núi, chuyên bốc thuốc để cứu nhân độ thế và luyện tập võ nghệ. Lúc đầu chỉ tự ôn luyện cho bản thân và bạn đồng nhóm. Nhưng dần dần những sơn dân ở gần biết được và thế là cũng xin bái sư. Dù muốn giấu nghề bởi sợ lộ tung tích, nhưng về sau thấy không thể giấu được nửa nên Huỳnh Nhật chấp nhận tuyển đệ tử.
Trong số 10 đệ tử đầu tiên của Huỳnh Nhật, có một chàng trai từ xa lưu lạc đến và chọn Thất Sơn làm chốn dung thân. Anh ta là người có căn cơ võ học và lòng nhiệt thành , nên Huỳnh Nhật chọn làm truyền nhân với lòng kỳ vọng sẽ là người kế tục. Không phụ long ân sư của mình chỉ sau 5 năm chàng trai đó đã trở thành một “nhân vật Thất Sơn” mà đời sau còn nhắc mãi. Đó chính là nhà sư La Thông. Nhà sư La Thông sau này từng ra tay giúp những người yêu nước có chí hướng chống Tây. Những năm sau nhận được sự ủy thác của ông Huỳnh Nhật trước khi tạ thế, La Thông đã chấp chánh chưởng môn phái Thiên Sơn ( gọi tắt là Thiên Sơn Cấm võ phái) và mở rộng phạm vi hoạt động ra các vùng lân cận. Là đệ tử của ông Huỳnh Nhật , bầy tôi trung thành của nhà Nguyễn nhưng La Thông lại không hề có ý định phò tá cho triều đình. Ông cực lực chống đối những tên tham quan ô lại của triều đình bằng những hành động khôn khéo, bề ngoài là bốc thuốc trị bệnh cho lương dân , nhưng bên trong lại ngầm tập luyện võ nghệ cho thanh niên trai tráng trong vùng , dạy họ chống lại bất công , hà khắc , cường quyền. Ông từng lập một trang trại nhỏ ở làng Ba Chúc và về sau dựng một ngôi chùa lá tại đó, nơi này cũng là nơi ngày trước sư phụ ông có trồng một cây đa trong lần ngài về Ba Chúc cứu dân thoát khỏi nạn dịch tả. Cây đa đó ngày nay vẫn còn, nhân dân gọi là “cây đa cổ thụ 300 năm”

Dụng võ trừ ác:

Thời ông Huỳnh Nhật đã nổi tiếng nhiều lần tay không đánh đuổi cọp dữ hoành hành khắp vùng Thất Sơn nên được mệnh danh là Tiểu Võ Tòng. Sau ông , La Thông cũng là sát tinh của chúa sơn lâm, với 3 lần hạ mãnh hổ cứu lương dân. Tuy nhiên, phải mãi tới sau này vào những năm đầu 1800 đến 1860, khi phong trào Cần Vương nổi lên và nhất là sau khi vua Hàm Nghi bị bắt đày đi Châu phi, vùng Thất Sơn mới rộ lên nhiều nhân vật thần bí khác. Trong số đó nổi tiếng nhất là Hòa thượng Hải Tịnh( tục danh là Nguyễn Văn Giác) người sáng lập ra chùa Tây An ở núi Sam ( ngọn núi tiền đồn của dãy Thất Sơn) và ông Đoàn Minh Huyên, một cư sĩ, do bị giặc Pháp truy nã nên đã tìm lên nương náu ở Tây An Tự cùng Hòa Thượng Hải Tịnh và sau này được dân địa phương tôn xưng là Phật Thầy Tây An.
Hòa thượng Hải Tịnh nổi tiếng với đức độ tu hành và trình độ võ học tuyệt luân, từng một mình đánh đuổi hơn 200 tên cướp khi chúng tấn công chùa và gần chục lần đả mãnh hổ bằng quyền cước.
Ông Minh Huyên thì có tài y thuật và nghề võ cao thâm. Trong thời gian lưu trú chùa Tây An, ông đã cùng thầy Hải Tịnh mở hẳn những “võ đường” theo kiểu tụ tập trai tráng địa phương quanh vùng, dạy họ võ thuật để trấn áp sơn tặc, thảo khấu và mãnh thú. Đặc biệt , Phật Thầy Tây An đã lập ra các trại ruộng ở vùng Láng Linh, ngoài mặt là lập ruộng ấp sản xuất, nhưng ngấm ngầm truyền bá và lập nên một môn phái gọi là “ Bửu Sơn Kỳ Hương” để vừa tu hành vừ chống Pháp.
Quy tụ cạnh nhà sư Đoàn Minh Huyên có gần chục người võ nghệ cao cường đa số từ miền Trung bộ lánh nạn quan binh tới đây, trong số đó có các ông Tăng Chủ, Đình Tây và các tu sĩ Đạo Xuyến, Đạo Ngạn, Đạo Lập.
Hai ông Tăng Chủ, Đình Tây có sức khỏe hơn người, võ công cao cường, được xem là đại đệ tử của Đoàn Minh Huyên và sau đó đã giúp quản cơ Trần Văn Thành ( một đại đệ tử kế tục công cuộc kháng chiến của họ Đoàn). Khi Quản Thành lập căn cứ vùng Bảy Thưa, Láng Linh( Châu Đốc).
Tương truyền ông Đình Tây trước khi thành danh là Võ Tòng đã đi chu du nhiều nơi và lúc đi qua vùng Cai Lậy, Mỹ Tho đã dừng chân vài năm để truyền thụ võ công cho 4 người ở đó là: Trần Công Thận, Ngô Tấn Đước, Nguyễn Thanh Long và Trương văn Rộng. sau này bốn ông đều mang võ học của mình mà phò trợ cho Thiên hộ Võ Duy Dương chống Pháp ở khu Đồng Tháp Mười. Bốn vị ấy được dân trong vùng lập đền thờ tôn là “ tứ kiệt Cai Lậy”
Một người nữa không thể không nhắc đến đó là nhà sư La Hồng. Ông là một nhân vật gắn với nhiều huyền tích. Tương truyền ông là cháu của cao tăng La Thông thủa trước, được chú mình truyền võ nghệ cho đặng sau này dụng võ giúp đời. Ông là người đứng ra dựng một ngôi chùa lá ở cái nền sau này là Hoa Thành cổ tự( tọa lạc tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, An Giang ngày nay). Tại ngôi chùa sơ khai đó, nhà sư đã ẩn cư và âm thầm liên kết với các sĩ phu yêu nước trong vùng bàn cách chống Pháp. Một thành tích còn được truyền tụng trong dân gian ở vùng Châu Đốc là chiến tích giúp cho nghĩa quân Láng Linh của Quản Thành phá thành Châu Đốc vào năm 1870. Sau đó ông nhận vai trò tập hậu để nghĩa quân rút hết đi còn mình chịu cho giặc hạ ngục.
Ngục thất thành Châu Đốc ngày ấy vô cùng kiên cố, tường hào cao rộng, lính canh bố trí dày đặc, đến độ ruồi muỗi khó lọt, vậy mà sau một đêm giam giữ, đến sang mai ngục tốt thất kinh vì ông đã đào thoát từ lúc nào. Ông đã dùng kỳ thuật “ kim thiền thoát xác” thọ giáo được từ một vị cao tăng Trung Hoa chạy nạn triều đình Mãn Thanh sang cư ngụ ở vùng Thất Sơn. Tài nghệ của La Hồng trong tâm trí dân gian nơi đây chẳng khác gì các nhân vật trong võ lâm Trung Hoa xưa vậy.

Về vùng thất Sơn, chúng ta có thể nghê kể hàng trăm, hàng ngàn chuyện kì bí của những “nhân vật võ lâm” hư có, thật có. Mà phần thần bí đã giúp tô đậm cho những chuyện thật từng tồn tại ở xứ sở bảy núi linh thiêng này. Chưa có một nghiên cứu chính thức về các môn phái võ thuật ở Thất Sơn, song sơ bộ có thể đánh giá rằng từ 300 năm trở lại đây, vùng Thất Sơn đã tồn tại các trường phái võ thuật danh tiếng từ Tây Sơn Bình Định, Thiếu Lâm công phu, Võ Đang, Côn Luân… từ Trung Quốc truyền sang, rồi các phái võ Bùa, Thần quyền…đầy sắc màu huyền bí.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 116
Points : 17713
Thanks : 2
Join date : 25/04/2010
Age : 33
Đến từ : 32 Lý Tự Trọng- Ba Đình - Thành phố Thanh Hóa

https://ketnoibanbe.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết