CHÀO MỪNG CÁC BẠN THAM GIA DIỄN ĐÀN KẾT NỐI BẠN BÈ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyWed Feb 29, 2012 2:02 pm by tuquynh

» SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyWed Feb 29, 2012 1:47 pm by tuquynh

» Tuuyển tập đề thi giữa kỳ môn Cấu trúc rời rạc
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyWed Nov 02, 2011 5:37 pm by minhson.uit

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyTue Oct 04, 2011 4:29 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyTue Oct 04, 2011 4:08 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyWed Aug 31, 2011 1:23 pm by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyThu May 26, 2011 8:45 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp luyện thi N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyThu May 26, 2011 8:44 pm by tuquynh

» TỔNG KHAI GIẢNG CÁC LỚP NHẬT NGỮ TẠI TOP GLOBIS
Chuyện lạ ở Thất Sơn EmptyFri Feb 18, 2011 10:13 am by tuquynh

Affiliates
free forum


Chuyện lạ ở Thất Sơn

Go down

Chuyện lạ ở Thất Sơn Empty Chuyện lạ ở Thất Sơn

Bài gửi by Admin Wed May 26, 2010 11:14 am

Ở vùng Thất Sơn (Bảy Núi), giáp ranh của hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên (An Giang) luôn chứa đựng nhiều chuyện huyền bí. Theo chân các "thổ dân" ở đây chúng tôi được chứng kiến một trong những bí mật. Đó là những người chuyên nghề “săn” lá mối và một vị đạo sĩ cuối cùng.
Chuyện lạ ở Thất Sơn Viết bình luận Lưu bài này Những người đi “săn” lá mối

Đường vào vùng Thất Sơn có thể nói là con đường chông gai nhất miền Tây, đồi dốc không chỉ thoai thoải mà hầu hết là dựng đứng, không ít đá hộc chắn ngang đường.

Sau khi hỏi đường từ những người chạy xe ôm dưới chân núi, chúng tôi bảo nhau gửi xe, xách balô theo lối mòn tìm đường lên đỉnh núi. Cũng theo người lái xe ôm tên Ba thì hiện tại, khu vực Thất Sơn vẫn còn tồn tại một nhóm "người rừng" cuối cùng. Mỗi ngày họ lại đi "kiếm ăn" ở một dãy núi khác nhau, nếu may mắn thì có thể gặp.

Chúng tôi đi sâu vào rừng. Đường đá cong queo, có chỗ tối om om, âm u như đi vào hang sâu. Thoảng có vài tia nắng lọt qua những lớp lá cây, rơi xuống dịu dàng, trong trẻo.

Trong cái không khí cô tịch ấy, bất ngờ chúng tôi gặp một toán người đang vạch lá tìm lối đi. Quần áo tả tơi, khăn mũ nhàu nhĩ - trông qua thì giống phường lục lâm thảo khấu. Song khi thấy balô của tôi bị vướng vào những đám cây rừng rậm rịt, một người trong nhóm đã chạy ra gỡ giúp. Bắt chuyện, tôi được biết đây là những người rừng cuối cùng, chuyên nghề "săn” lá mối.

Anh Nguyễn Minh Hùng cho biết: Từ đời ông cha cho tới anh đã quen với việc đi rừng để săn cho được cái thứ lá quý hiếm này. Theo các cụ già kể lại, trong một lần lên non hái thuốc, người ta vô tình bẻ trúng thứ lá chỉ mọc ở những chỗ cheo leo hiểm trở nhất của dãy núi đá. Lá màu xanh hình trái tim, có lông nhỏ, củ của nó có vị đắng, thuộc họ hà thủ ô Khi bóp nhẹ thì thấy nhiều nước chảy ra có mùi thơm dễ chịu. Để chừng nửa giờ thì nước đông đặc thành một lớp cứng, dai, ăn đến đâu mát đến đó và có cảm giác sảng khoái dễ chịu. Vậy là mọi người sử dụng nó như một vị thuốc quý. Vì loại lá này mọc ở núi rừng sâu thẳm nên chỉ những người có nghề đi rừng mới hái được. Từ năm 10 tuổi, anh Hùng đã theo cha vào rừng hái lá mối kiếm sống. Sau hơn 20 năm gắn bó, tất cả những đường ngang ngõ tắt thuộc dãy Thất Sơn, anh thuộc rõ như lòng bàn tay.

Đặc điểm chung của những người làm nghề này, lúc nào cũng có một chiếc khăn rằn cột ngang eo bụng (hoặc ngang đầu), tay phải cầm cây gậy hoặc cây quéo (quắp), bên hông trái có một cây dao con cực sắc, choàng bên vai là một chiếc túi ba gang được làm bằng vải mềm hoặc bao nilon. Họ có thể nhớ như in từ những phiến đá to đến những gốc cây trên khắp "Thất Sơn huyền bí".

Toàn cảnh vùng Thất Sơn.

"Cuộc đời đi rừng của chúng tôi luôn thường trực hiểm nguy, song một trong những mối lo lớn nhất là chạm trán với... rắn" - anh Trần Văn Đen tâm sự. Thời gian trước, ở khu vực rất nhiều rắn. Có những con to bằng bắp chân người lớn. Những người làm nghề đi rừng rất kị gặp loài động vật này. Nó thường nằm lẫn vào cây để rình mồi, rất khó nhận ra. Dường như lũ rắn cũng thích ăn lá mối, cho nên cứ khu vực nào có nhiều lá mối là họ sẽ phải rất cẩn trọng kẻo đã có sẵn chú rắn nằm ở đó rồi.

Anh Minh Hùng tỏ ra tường tận: "Vùng Bảy Núi có rất nhiều rắn độc, trong đó có những loài cực độc đặc trưng của vùng như: chàm quạp, hổ sơn, hổ chuối, mái gầm... Đây được xem là "tiểu rắn độc", bởi chúng chỉ to hơn ngón chân. Tuy mỗi loại có độc tính khác nhau, nhưng nhìn chung, nếu bị cắn mà không biết cách sơ cứu bài bản trước khi tìm đến thầy giỏi thì coi như "đi chầu ông vải "sớm". Bên cạnh đó phải kể đến loại rắn độc khổng lồ hổ mây. Nhắc đến "con quái vật" to lớn này, ai đã từng đi rừng lâu năm phải ít nhất một lần được thấy và khiếp sợ! Chúng có đặc điểm lớn không có điểm dừng, trung bình nặng 70-80 kg và dài 6-7m. Thế nhưng hổ mây chỉ xơi heo, gà, bê... thôi. Loại rắn khiến người đi rừng khiếp hãi nhất lại là hổ sơn, bởi độc tố của nó có thể nói là đứng đầu bảng. Mấy năm trước, anh Thuận đi cắt cỏ không may bị rắn hổ sơn cắn, ngay lập tức anh chặt đứt ngón tay (vì biết loại này cực độc) và chạy về tìm thầy. Hai ngày sau tương đối bình phục, anh đến chỗ cũ cắt cỏ, lượm ngón tay bị đứt và... gắn lại xem chơi. Ai có ngờ nọc phát tán làm anh chết ngay tại chỗ (?!).

"Vùng này nhiều rắn thế, chắc cũng phải có các thầy trị rắn chứ?" - tôi hỏi. "À, có ông Ba Lưới hiện tại ẩn thân ở Vồ chư thần, là đạo sĩ có thâm niên và đạo hạnh lão làng nhất chốn thâm sơn cùng cốc này. Ông đã từng hai lần "hạ" được rắn hổ mây (một con hơn 100kg, một con khoảng 70kg) bằng đòn gánh. Ngoài ra, ổng còn có nhiều bài thuốc trị được rắn độc. Tuy nhiên, để gặp được ông thì phải có cơ duyên. Bởi lâu nay, ít ai có cơ hội gặp được vị đạo sĩ này”.

Chuyện của vị đạo sĩ cuối cùng

Được một người “săn” lá mối dẫn đường, chúng tôi đi tìm vị đạo sĩ cuối cùng của Thất Sơn huyền bí. Sau gần hai giờ đồng hồ vượt núi băng rừng, mồ hôi ướt đầm đìa thì chúng tôi gặp một quả núi chắn ngang đường, không thể qua nổi. Đang loay hoay không biết đi đường nào thì có một đàn ong nối nhau bay lên một vách núi.

Theo hướng đàn ong bay, tôi thấy thấp thoáng một cái am nhỏ. Đánh bạo mò lên, tôi gặp một cụ già đang trong tư thế ngồi thiền. Đó chính là ông Ba Lưới - vị đạo sĩ cuối cùng của dãy Thất Sơn.

Dáng người đạo mạo với gương mặt đẹp lão, năm nay đã trên 90 tuổi nhưng ông Ba Lưới đã làm mọi người phải kinh ngạc bởi sự tinh anh, đặc biệt là sức khỏe của mình. Ông có thể di chuyển hàng giờ đồng hồ trên ghềnh đá cheo leo, dốc đứng, cây cối um tùm. Ông Ba Lưới tên thật là Nguyễn Văn Y, quê ở Chợ Mới (An Giang). Năm 19 tuổi, yêu mến chốn rừng thiêng nên một mình băng đồng vượt núi để tầm sư học đạo giúp đời.

Vị đạo sĩ này cũng ăn uống rất đơn sơ đạm bạc. Bữa ăn của ông chỉ là cá nướng bắt dưới suối và rau dại hái trên rừng. Đối với ông quan trọng hơn vẫn là thứ nước uống hàng ngày. Vốn trong rừng luôn sẵn nhiều cây thuốc nam quý hiếm như dây điên điển núi, sâm đất, ngải móng trâu, đỗ trọng, hồng khấu, sa nhân, kỳ nam, ngải tượng, cam thảo... từ đó mà sắc uống.
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 116
Points : 17710
Thanks : 2
Join date : 25/04/2010
Age : 33
Đến từ : 32 Lý Tự Trọng- Ba Đình - Thành phố Thanh Hóa

https://ketnoibanbe.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết