CHÀO MỪNG CÁC BẠN THAM GIA DIỄN ĐÀN KẾT NỐI BẠN BÈ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Latest topics
» Khai giảng lớp luyện thi N2 và N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyWed Feb 29, 2012 2:02 pm by tuquynh

» SỬA MÁY TÍNH , MÁY IN, ĐỔ MỰC MÁY IN TẠI NHÀ HỒ CHÍ MINH
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyWed Feb 29, 2012 1:47 pm by tuquynh

» Tuuyển tập đề thi giữa kỳ môn Cấu trúc rời rạc
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyWed Nov 02, 2011 5:37 pm by minhson.uit

» vietpon mua sản phẩm chất lượng, giá tốt.
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyTue Oct 04, 2011 4:29 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyTue Oct 04, 2011 4:08 pm by tuquynh

» Học tiếng Nhật - Top Globis
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyWed Aug 31, 2011 1:23 pm by tuquynh

» Tiếng Nhật online xu thế mới của thời đại
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyThu May 26, 2011 8:45 pm by tuquynh

» Khai giảng lớp luyện thi N3 tại Trung tâm Nhật Ngữ Top Globis
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyThu May 26, 2011 8:44 pm by tuquynh

» TỔNG KHAI GIẢNG CÁC LỚP NHẬT NGỮ TẠI TOP GLOBIS
THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC EmptyFri Feb 18, 2011 10:13 am by tuquynh

Affiliates
free forum


THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC

Go down

THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC Empty THẤT SƠN THẦN QUYỀN KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TRUNG QUỐC

Bài gửi by Admin Wed May 26, 2010 11:26 am

TÂM ẤN VÀ THẦY TỲ-NI ĐA-LƯU-CHI

*Phái thiền Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi không giống thiền Trung Quốc mà rất là Việt Nam, rất phù hợp với văn hóa và tư tưởng của người Việt Nam. Đó một phần là nhờ Mật Tông.

Theo trang website Thư viện Thích Nhất Hạnh: Chúng ta thấy trong giáo lý của thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi không có vết tích của tư tưởng Như Lai Tạng, Tath(gata-garbha. Tư tưởng này được chuyên chở trước hết là bằng kinh Lăng Già, La(k(vat(ra-s(tra. Sau đó còn có nhiều kinh khác. Thành ra dù thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có gặp thầy Tăng Xán thì thầy cũng không tiếp thu tư tưởng Như Lai Tạng từ thầy Tăng Xán.

Thầy Bồ-Đề Đạt-Ma rất chú trọng đến kinh Lăng Già. Lúc sang Trung Hoa có thể thầy đã đem theo một bản kinh Lăng Già bằng tiếng Phạn. Nhưng thầy Bồ-Đề Đạt-Ma không cần phải dịch, vì hồi thầy sang đó thì kinh Lăng Già đã được dịch đến hai lần. Lần đầu dịch thành 4 cuốn, lần sau thì dịch thành 10 cuốn. Bốn cuốn là bản dịch của miền Nam. Mười cuốn là bản dịch của miền Bắc. Chúng ta biết một cách rất rõ ràng là thầy Bồ-Đề Đạt-Ma đã sử dụng bản dịch 4 cuốn, tức là thầy chịu ảnh hưởng của miền Nam. Thầy Bồ-Đề Đạt-Ma cũng đi đường biển như thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, và đi đến 3 năm mới tới!

Chúng ta sẽ nói về thầy Bồ-Đề Đạt-Ma sau. Ở đây chúng ta chỉ nên nhớ rằng mấy mươi năm trước khi thầy Bồ-Đề Đạt-Ma tới thì đã có thầy Đạt-Ma Đề-Bà tới dạy thiền ở Việt Nam, và đệ tử của thầy là thầy Huệ Thắng, cũng đã sang Trung Quốc để dạy thiền.

Vậy thì tư tưởng Như Lại Tạng của kinh Lăng Già không đi vào Việt Nam bằng con đường của thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi. Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đem vào Việt Nam tư tưởng Bát Nhã. Cố nhiên tư tưởng Bát Nhã đã có trước rồi. Thầy Tăng Hội đã dịch Đạo Hành Bát Nhã và kinh Tượng Đầu, một trong những kinh thuộc văn hệ Bát Nhã xuất hiện sau đó.

Cùng với tư tưởng Bát Nhã, chúng ta có tư tưởng của Mật Giáo qua kinh Tổng Trì. Tổng trì có nghĩa là thu góp lại, giữ gìn lại đừng cho rơi rụng đi. Danh từ Tâm Ấn (the seal of the heart) mà chúng ta nghe nói đến trong thiền tông, là một danh từ có nguồn gốc ở Mật Giáo, trong kinh Đại Nhật, và thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là người đầu tiên đã dùng danh từ Tâm Ấn.

Tại sao chúng ta biết được thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã dùng danh từ Tâm Ấn? Tại vì trong sách Thiền Uyển Tập Anh có nói đến điều này.

Trước khi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tịch, thầy có dặn đệ tử Pháp Hiền mấy câu: Tâm Ấn của chư Phật không lừa dối ta đâu. Tâm Ấn ấy tròn đầy như thái hư, không thiếu, không dư, không đi, không tới, không được, không mất, không nhất nguyên, không đa nguyên, không thường, không đoạn, không sinh, không diệt. Cuối cùng thì thầy nói: Khi Tăng Xán ấn cho ta cái tâm này (ấn có nghĩa là in xuống) thì có bảo ta nên về phương Nam gấp để mà giao tiếp.

Trong lời dặn dò đó có những danh từ cho chúng ta thấy rằng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có chịu ảnh hưởng những từ ngữ của Tiếng Tâm Minh, một bài văn về thiền tập của thầy Tăng Xán. Trong bài văn đó có những câu như:

Viên đồng thái hư, vô khuyết vô dư, tức là nó tròn đầy như thái hư, nó không thiếu cũng không thừa. Trong câu nói của thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có âm hưởng của những chữ đó: Tâm Ấn của chư Phật không lừa dối ta đâu. Tâm Ấn ấy tròn đầy như thái hư, không thiếu, không dư, không đi, không tới, không được, không mất, không nhất nguyên, không đa nguyên, không thường, không đoạn, không sinh, không diệt. (Nguyên văn trong Tiếng Tâm Minh là: Viên đồng thái hư, vô khuyết vô dư, lương do thú xã, sở dĩ bất như).

Gần đây một số nhà học giả khám phá và đưa ra luận thuyết Tiếng Tâm Minh không phải là của thầy Tăng Xán làm ra. Họ nói cũng có lý lắm. Nếu họ nói đúng thì đoạn thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi dặn đệ tử Pháp Hiền ở trong Thiền Uyển Tập Anh là đã được người ta đưa vào sau.

Chúng ta phải có tinh thần khoa học để chấp nhận điều đó. Tại vì theo những nhà nghiên cứu gần đây thì họ nói rằng Tiếng Tâm Minh là do thầy Pháp Dung làm. Cũng như Tuyệt Quán Luận không phải do thầy Bồ-Đề Đạt-Ma viết mà là do thầy Pháp Dung sáng tác. Thầy Pháp Dung tức là sơ tổ của phái thiền Ngưu Đầu Tôn.

Thầy Đạo Tín là Tứ Tổ, sau khi đã truyền đăng cho Ngũ Tổ rồi thì thầy Pháp Dung mới tới. Thầy Pháp Dung rất giỏi, rất thông minh, cho nên thầy không trực tiếp nhận y bát của Tứ Tổ mà thầy đi xuống phương Nam để mở đạo tràng mới, và đạo tràng của thầy nổi tiếng về tu học giỏi. Cho nên mới có người nói chính thầy Pháp Dung đã sáng tác Tuyệt Quán Luận và Tiếng Tâm Minh.

Ở đây chúng ta đưa ra nghi án là nếu thuyết đó đúng thì như đã nói ở trên, đoạn này ở trong thiền Uyển Tập Anh đã được thêm vào sau, tại vì hồi đó thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi chưa được tiếp xúc với Tiếng Tâm Minh. Tiếng Tâm Minh mãi đến thế kỷ sau mới xuất hiện!

Có một điều chúng ta nên biết là Mật Giáo có liên hệ mật thiết với thiền. Ngay trong Tâm Kinh Bát Nhã thì Mật Giáo đã có mặt: Gaté gaté, para gaté parasam gaté. Tại sao vậy? Tại vì chính văn học Bát Nhã đã tạo ra Mật Giáo, mà hồi đó văn học Bát Nhã cũng là nền tảng của thiền tập. Không những vậy, văn học Bát Nhã đã tạo ra văn học Hoa Nghiêm, cho nên tư tưởng Bát Nhã có liên hệ đến tư tưởng thiền. Thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi là người đã sử dụng văn hệ Bát Nhã trong thiền tập. Sử dụng một cách hoàn toàn đầy đủ.

Trước thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, đã có thầy Tăng Hội. Chúng ta đã học về thiền của thầy Tăng Hội, tuy có nói tới tư tưởng không còn không mất, không có không không, nhưng chưa nhấn mạnh lắm. Đến thầy Đạt-Ma Đề-Bà và thầy Huệ Thắng thì chú trọng về sự thực tập Pháp Hoa Tam Muội. Chúng ta biết rằng cuối thế kỷ thứ 3 thì kinh Pháp Hoa Tam Muội đã được dịch tại Giao Châu. Khi thầy Đạt-Ma Đề-Bà tới Việt Nam dạy thiền thì thầy đã sử dụng kinh Pháp Hoa. Rồi thầy Huệ Thắng, học trò của thầy Đạt-Ma Đề-Bà cũng sử dụng Pháp Hoa. Vì vậy cho nên trước thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, ở Việt Nam đã thực tập Pháp Hoa Tam Muội. Đến khi thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi tới thì mới sử dụng tư tưởng Bát Nhã trong thiền tập một cách rộng lớn hơn.

Chúng ta nhớ rằng Lục tổ Huệ Năng cũng vậy. Lục tổ Huệ Năng là người đã căn cứ vào kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật để dạy về thiền tập. Nhưng thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi đã sử dụng tư tưởng Bát Nhã sớm hơn đến cả trên 100 năm. Tại vì trước Lục Tổ Huệ Năng người ta chú trọng đến tư tưởng Như Lai Tạng nhiều hơn. Thành ra ở Việt Nam thầy Tăng Hội Đại thừa hóa thiền Nguyên thủy, rồi tới thầy Huệ Thắng là Pháp Hoa Tam Muội. Đến thầy Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi, mới là Bát Nhã. Nhưng Bát Nhã ở đây được yểm trợ bởi tư tưởng Tâm Ấn của Mật Tông.

Phái thiền Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi không giống thiền Trung Quốc mà rất là Việt Nam, rất phù hợp với văn hóa và tư tưởng của người Việt Nam. Đó một phần là nhờ Mật Tông. Vì vậy cho nên các thiền sư thuộc hệ phái thiền này như thầy Vạn Hạnh, cũng đã sử dụng những yếu tố Mật Tông trong sự tu học của mình. Trong việc yểm trợ cho cuộc đảo chánh bất bạo động để đưa nhà Lý lên ngôi, thầy Vạn Hạnh đã sử dụng Phong Thủy học và Sấm Vỹ học, cùng với những yếu tố Mật Tông để yểm trợ cho sự thành công của việc đưa nhà Lý lên ngôi.

Thành ra chúng ta có thể ghi nhớ một cách rất dễ dàng là thiền phái Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi có màu sắc Bát Nhã và màu sắc Mật Tông. Trong kinh Đại Nhật, một kinh căn bản của Mật Tông, chúng ta thấy có câu: Đối với mọi lời giáo huấn của Bụt thì không có gì mà ta không nắm được tinh yếu của nó. Nếu có thể giữ gìn được cái tâm ấn ấy để mở rộng tất cả các pháp môn, đó gọi là người đã thông đạt được Tam thừa.

Danh từ tâm ấn nằm ở trong câu nói đó của kinh Đại Nhật. Câu kinh đó có nghĩa là: Trong khi đọc kinh, học kinh, nghe giảng, chúng ta tiếp xúc với giáo nghĩa của Bụt nhưng tiếp xúc như vậy chưa chắc chúng ta đã tiếp xúc được với linh hồn của giáo nghĩa. Linh hồn của giáo nghĩa, đó gọi là tâm ấn. Câu này rất hay và rất thiền vị. Tại vì có những người đọc kinh, đọc một lần, đọc 10 lần, đọc cả ngàn lần nhưng mới tiếp xúc với giáo nghĩa thôi chứ chưa tiếp xúc được với cái tâm ấn của giáo nghĩa, tức là cái khuôn dấu của Bụt truyền lại!

Đó là tâm truyền tâm. Giáo nghĩa kia chẳng qua chỉ là một cái võ để chuyên chở một cái gì. Khi tiếp xúc với cái võ đó, nếu may mắn, mình tiếp xúc được với nội dung, với tinh thần mà Bụt muốn truyền lại. Khi đó mình được coi là tiếp nhận được cái tâm ấn của Bụt, tức là khuôn dấu của trái tim hay trái tim của Bụt. Truyền tâm ấn tức là truyền khuôn dấu của trái tim.

(Nguồn: http://www.thuvien-thichnhathanh.org/index.php/sach/121-truyn-thng-sinh-ng-ca-thin-tp-ii/574-tts-quyn-02-chng-02-2-2-thin-phai-t-ni-a-lu-chi?start=1)
Admin
Admin
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 116
Points : 17710
Thanks : 2
Join date : 25/04/2010
Age : 33
Đến từ : 32 Lý Tự Trọng- Ba Đình - Thành phố Thanh Hóa

https://ketnoibanbe.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết